PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC, XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhằm nâng cao và thống nhất nhận thức trong cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về các nội dung của việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong lĩnh vực giáo dục, nhất là công tác xây dựng và giữ vững trường chuẩn Quốc gia, làm cơ sở để huy động sức mạnh tổng thể, giúp quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới được thuận lợi, hiệu quả.
Từ khoá: Phát huy vai trò của Hiệu trưởng trong việc huy động mọi nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Ngành giáo dục và Đào tạo nước ta trong nhiều năm trở lại đây, được Đảng và chính phủ quan tâm đã không ngừng phát triển lớn mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Nó đã góp một phần không nhỏ trong chiến lược con người, từng bước đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện cho giáo dục, khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi và huy động mọi tiềm năng trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục đặc biệt là công tác xây dựng và giữ vững trường chuẩn Quốc gia để đảm bảo các tiêu chuẩn về nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm gần đây việc huy động các nguồn lực trong các nhà trường luôn được quan tâm và tìm nhiều giải pháp mang lại những thành quả đáng phấn khởi. Tạo nguồn lực về tài chính để tu bổ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xây dựng và giữ vững trường chuẩn Quốc gia trong ngành giáo dục đào tạo nói riêng và có những đóng góp đáng kể vào công tác quản lý giáo dục của đất nước.
Với nguồn kinh phí từ việc huy động các nguồn lực đã góp phần giúp các nhà trường tiếp cận với phương pháp dạy học mới, tổ chức các sân chơi bổ ích thông qua các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ sở thích, hoạt động thể dục thể thao, … góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, trường lớp khang trang đóng góp một phần quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Thực tế cho thấy nơi nào có cơ sở vật chất đầy đủ, trường, lớp khang trang, sạch đẹp, mô phạm thì nơi ấy chất lượng giảng dạy cũng như các hoạt động khác trong nhà trường sẽ tăng lên rõ rệt.
Trong những năm gần đây, công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường được tổ chức thực hiện hiệu quả, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường đã huy động được nhiều tổ chức, nhiều cá nhân cùng nhân dân địa phương tập trung cải tạo, sửa chữa nâng cấp sân trường, phòng học, phòng chức năng, các công trình vệ sinh, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học, cảnh quan khuôn viên nhà trường thay đổi rõ rệt làm thay đổi đến nhận thức của giáo viên, học sinh. Học sinh hứng thú khi được đến trường.
Trong những năm qua bằng cách làm hiệu quả, nhà trường đã huy động cải tạo nâng cấp một số hạng mục công trình với tổng số tiền huy động được 588.662.000 đồng.

Sân trường được cải tạo nâng cấp bằng nguồn huy động tài trợ
Huy động nguồn lực từ nội tại bên trong của nhà trường:
Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục, về trách nhiệm huy động nguồn lực cho mỗi thành viên của nhà trường. Việc huy động được quán triệt tới từng thành viên, tạo ra sự đồng thuận và cùng phối hợp trong nhà trường. Nâng cao vai trò của chủ thể quản lý trong công tác huy động các nguồn lực. Xây dựng chiến lược huy động nguồn lực như một bộ phận của chiến lược phát triển nhà trường, chiến lược này sẽ là kim chỉ nam cho mọi kế hoạch hoạt động trong nhiều năm, tạo sự chủ động và nâng cao nhận thức cho các bộ phận và cá nhân trong trường.
Tập hợp các nhân tố bên trong tạo nên hoạt động của trường, các tổ chức bên trong như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTPHCM, CMHS…).Với các nhân tố bên trong có thể kiểm soát được và có thể chủ động tạo ra hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho việc thực hiện mục tiêu của nhà trường.
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chù nhiệm có vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chù nhiệm tạo uy tín cao đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường.
Giáo viên chù nhiệm còn là nguời tư vấn trong thực hiện công tác huy động các nguồn lực, đồng thởi là nguời đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường. Xuất phát từ thực traạng công tác chù nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tinh hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác huy động các nguồn lực.
Giáo viên chù nhiêm phải có kinh nghiệm tham gia công tác chù nhiệm, phải nắm những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình với láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh góp phần thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực.
Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực từ nội tại bên trong
Sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ nhân lực với hệ thống tổ chức thông tin khoa học. Tiết kiệm các khoản chi về dịch vụ công cộng (Điện, nước, điện thoại,…); vật tư văn phòng (văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ nhỏ…). Chi phí hội họp (cắt giảm các cuộc họp, Hội nghị không cần thiết); tránh lãng phí trong chi phí thuê mướn như: Hiệu trưởng huy động toàn thể CBVC và cùng tham gia khiêng bàn ghế, đồ dùng thiết bị thư viện… sắp xếp, chuyển từ phòng này sang phòng khác, tổng vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, nhanh chóng sắp xếp bàn ghế, các thiết bị vào phòng học, phòng chức năng kịp thời, trang trí lớp học khẩn trương hoàn thành trước ngày khai giảng, đưa vào sử dụng đầu năm học mới…
Quản lý các nguồn lực công khai, minh bạch:
Về tài chính: Hằng năm nhà trường đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thông báo rộng rãi đến toàn thể viên chức, thông qua cuộc họp lấy ý kiến dân chủ bàn bạc, thống nhất biểu quyết mới đưa vào thực hiện; hàng kỳ công khai, minh bạch trước tập thể CBVC trong nhà trường, có sự kiểm tra, giám sát của Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân.
Các loại quỹ huy động từ cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp đều công khai trước các cuộc họp CMHS toàn trường; mọi chủ trương đều công khai đến toàn thể giáo viên chủ nhiệm, mọi thành viên trong nhà trường được biết, được bàn bạc, được làm ...nhằm quy tụ sức mạnh tổng hợp của tập thể. Đây là yếu tố quan trọng để các nhà tài trợ, các đối tác, các bậc CMHS tin tưởng khi họ tham gia đóng góp xây dựng trường. Sự minh bạch còn góp phần củng cố sự đoàn kết trong nhà trường, làm cho mọi người cùng tham gia tích cực vào công tác huy động nguồn lực. Công khai minh bạch còn được thể hiện trên trang Website của nhà trường. https://thmyduc1.haiphong.edu.vn/thuc-hien-cong-khai/c/7919
Mở rộng hoạt động cho các Đoàn thể trong nhà trường:
Ban đại diện CMHS thường xuyên quan tâm chăm lo về CSVC, tinh thần cho thầy và trò đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”. Bên cạnh đó còn tuyên truyền vận động đến toàn thể cha mẹ học sinh cùng tham gia quyên góp quỹ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được quán triệt đến từng cha mẹ học sinh, thông qua các cuộc họp, bàn bạc thống nhất, biểu quyết mới đưa vào thực hiện.
Liên Đội TNTPHCM phát động nhiều phong trào: Kế hoạch nhỏ, nuôi lợn siêu trọng, gây quỹ giúp bạn nghèo vượt khó, áo trắng tặng bạn,… giúp đỡ các gia đình chính sách; ủng hộ các bạn khuyết tật…
Huy động nguồn lực từ bên ngoài nhà trường
-Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục địa phương: Hiệu trưởng tích cực tham mưu; trình kế hoạch, xin chủ trương …
-Tăng cường mối quan hệ, tham gia các họat động với các bên liên quan: chính quyền địa phương (UBND xã Mỹ Đức, các thôn, các doanh nghiệp trên địa bàn, cha mẹ học sinh, các tổ chức trong cộng đồng…).
+ Kết nghĩa với các đơn vị bộ đội Tiểu đoàn Tên lửa 82, Tiểu đoàn 41, các trường học trên địa bàn xã; Chi đoàn địa phương, tạo được bầu không khí làm việc vui tươi, lành mạnh có hiệu quả.
- Xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh nhà trường bằng mọi hình thức: Tổ chức sinh hoạt chủ điểm với nhiều nội dung phong phú, mời đại biểu của các Ban ngành, CMHS toàn trường, các tổ chức, các đoàn thể ngoài nhà trường đến dự và tham quan cảnh trường; nhờ Đài truyền thanh đưa tin, đăng tin bài tuyên truyền tích cực về nhà trường trên Facebook, Zalo, tạp chí…

Bài đăng trên tạp chí Văn nghệ Việt Nam, trang Văn hóa Giáo dục- Tháng 6 năm 2024
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 06/QĐ-TTg Ngày 06 tháng 01 năm 2022, phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06)
THÔNG TIN TÁC GIẢ: Phạm Văn Loong - Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng, Trường Tiểu học Mỹ Đức 1, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Số điện thoại: 0984537611